0822636333

CÔNG TY PHƯƠNG MAI HUẤN LUYỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Theo Tổng cục Thống kê trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 1.277 vụ cháy, nổ, làm 44 người chết và 74 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 264 tỷ đồng. Vì vậy, công tác phòng chống cháy nổ được quan tâm hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ luôn được đề cao vì nó ảnh hưởng rất lớn về người và của.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng và sự cấp thiết trong PCCC, sáng ngày 04/05/2019, Công ty PHƯƠNG MAI phối hợp cùng Đội cảnh sát PCCC – CHCN quận Hà Đông – Hà Nội đã có buổi huấn luyện Phòng cháy chữa cháy cho các CBCNV.

1. Nguyên nhân gây ra cháy nổ tại các cơ sở sản xuất
– Nhiệt độ quá cao có thể gây ra đốt cháy như: hàn hơi, hàn điện…
– Phản ứng hóa học gây ra: do một vài chất tác dụng với nhau có thể gây ra hiện tượng cháy nổ
– Do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, quá tải hay lâu ngày cũ dẫn tới chập điện hay dòng điện tăng cao sẽ sinh ra đóng cầu dao khi cháy cầu chì.
– Do tia bức xạ: bức xạ cũng có thể gây cháy nổ như tia nắng mặt trời tiếp xúc với những hỗn hợp gây cháy có thể tạo nên sức nóng rồi bốc cháy.
– Do tia lửa sét hay sét đánh
– Do áp suất thay đổi: khi áp suất thay đổi đột ngột sẽ gây ra nổ…

2. Các phương pháp phòng chống cháy nổ hữu hiệu nhất hiện nay
– Khi ra khỏi phòng làm việc hoặc không có người ở nhà phải rút hết các phích cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm điện. Không sử dụng một ổ cắm điện dùng chung nhiều thiết bị cùng lúc.
– Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện.
– Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas trong bếp, xăng dầu trong bình hoặc những nơi có nguy cơ gây cháy.
– Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng, không nên làm việc này và việc kia cùng lúc vì dễ dẫn đến tình trạng quên tắt thiết bị.
– Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những người xung quanh
– Không lưu trữ những chất dễ gây cháy nổ khi không được phép của cơ quan có chức năng. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phòng cháy của cơ quan chức năng khi được phép lưu trữ.
– Khi có cháy, cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình qua công tắc điện tổng bằng gậy, chất cách điện.
– Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng, dầu…
– Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.

3. Quy trình giải quyết sự cố cháy xảy ra
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
– Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)
– Cắt điện khu vực cháy
– Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
– Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
– Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố (sđt 114).
– Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
– Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
– Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
– Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

⇒ Trên đây CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHƯƠNG MAI đã tổng hợp tất các các nguyên nhân thường gặp nhất về cháy, nổ cũng như đề ra các biện pháp phòng ngừa cháy nổ hữu hiệu nhất hiện nay. Qua đây chúng ta cũng sẽ rút ra được các bài học quý giá để chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản cũng như lên kế hoạch phòng chống cháy nổ tốt nhất, nhằm giảm thiểu các vụ cháy nổ xuống mức thấp nhất có thể.